Science - Khoa Học VN Online Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Science - Khoa Học VN Online Forum

...Tất cả vì một cộng đồng Tri Thức tương lai!
 
Trang ChínhTrang Chủ KHVNOLThư Viện KHVNOLPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Chung kết "The Best of VN Astronomer"

Go down 
Tác giảThông điệp
Masterwin
Admin
Admin
Masterwin


Nam Tổng số bài gửi : 119
Đến Từ : Việt Nam
Sở Thích : Ăn + Ngủ, vi tính, khoa học, đọc sách, dã ngoại, chat,...
Tính Cách : Vui vẻ, hòa đồng, năng động, thông minh...
Lĩnh Vực Khoa Học : tất cả...
Registration date : 01/01/2008

Chung kết "The Best of VN Astronomer" Empty
Bài gửiTiêu đề: Chung kết "The Best of VN Astronomer"   Chung kết "The Best of VN Astronomer" Icon_minitimeFri Apr 25, 2008 10:01 pm

Câu hỏi kiểm tra kiến thức thiên văn vòng 2 - cuộc thi The Best of VN Astronomers

Câu lạc bộ Thiên văn học Trẻ Việt Nam – VACA
www.thienvanvietnam.org


Câu 1: (8 điểm)
Bạn đã biết sao Bắc Cực (Pollaris) là ngôi sao định hướng cho phương Bắc và nó luôn cao trên chân trời một góc bằng với vĩ độ nơi bạn đang đứng. Vậy bạn hãy cho biết
A - Tại sao người ta chỉ dùng một ngôi sao Bắc Cực để định hướng mà không bao giờ là ngôi sao nào khác. Liệu các sao Đông Cực, Nam Cực, Tây Cực có thể có không (trên lí thuyết), nếu có thì ta quan sát chúng như thế nào!
B – Hãy coi rằng bạn không biết vĩ độ nơi mình đứng, và bạn đã xác định được sao Bắc Cực qua các chòm sao lân cận, bây giờ để xác định vĩ độ bạn sẽ phải đo độ cao của sao Bắc Cực. Bạn chỉ có 1 thước kẻ, 1 thước đo độ và 1 sợi dây mềm trong khi đang đứng trên 1 đỉnh núi (bề mặt gồ ghề không xác định được tiếp tuyến chính xác) – hãy nêu cách đo của bạn

Câu 2: (8 điểm)
A - Hãy giải thích nguyên nhân chính của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất, sử dụng các tính chất cơ bản của các định luật vật lý cổ điển.
B – Các lỗ thiên thạch rất nhiều trên Mặt Trăng trong khi rất hiếm trên Trái Đất, hãy cho biết các lí do cơ bản

Câu 3: (6 điểm)
Chung kết "The Best of VN Astronomer" Tb1pm4
Hãy ghi chú vào hình dưới đây các ngày xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí cho chính xác

Hãy cho biết điểm xuân phân và điểm thu phân là gì, và lấy căn cứ nào để xác lập 2 điểm đó?

Câu 4: (8 điểm)
Bạn đang trên một con thuyền vượt đại dương. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trong 1 khoang thuyền không có cửa sổ, chỉ có thể nhìn thằng lên bầu trời phía trên. Trời không có gió và thuyền không rung, hãy làm một thí nghiệm để xác định chắc chắn bạn có đang chuyển động hay không, bạn không có bất cứ thiết bị đo lường nào trong tay

Câu 5: (10 điểm)
Bạn đã biết nghịch lí Olbers, nghịch lí đó cho biết sở dĩ vũ trụ của chúng ta tuy hàng tỷ tỷ ngôi sao nhưng không sang rực lên như một căn phòng gồm rất nhiều bóng đèn là do ánh sáng từ các ngôi sao ở xa chưa đủ thời gian đến được với chúng ta. Bạn hiểu thế nào về điều này, hiện nay có lí thuyết hay mô hình nào giải thích cho hiệu ứng này không?


Câu 6: (10 điểm)
Hãy cho biết một số suy nghĩ của bạn về thiên văn học, bạn đã đến với thiên văn như thế nào, và bạn có mong muốn hay ý kiến gì về việc phát triển thiên văn học ở đất nước của chúng ta. (bài viết không quá 500 từ)


Được sửa bởi Masterwin ngày Fri Apr 25, 2008 10:05 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://www.khvnol.com
Masterwin
Admin
Admin
Masterwin


Nam Tổng số bài gửi : 119
Đến Từ : Việt Nam
Sở Thích : Ăn + Ngủ, vi tính, khoa học, đọc sách, dã ngoại, chat,...
Tính Cách : Vui vẻ, hòa đồng, năng động, thông minh...
Lĩnh Vực Khoa Học : tất cả...
Registration date : 01/01/2008

Chung kết "The Best of VN Astronomer" Empty
Bài gửiTiêu đề: Và đây là đáp án, nhận xét của BTC...   Chung kết "The Best of VN Astronomer" Icon_minitimeFri Apr 25, 2008 10:04 pm

Đáp Án Chung Kết "The Best of VN Astronomer"

Câu 1:
A- Trục của Trái Đất gần như cố định so với các sao ở xa, đặc biệt nó dường như luôn hướng về sao Bắc Cực. Trong quá trình di chuyển quanh Mặt Trời và còn di chuyển cùng Mặt Trời, Trái đất có thay đổi vị trí, nhưng hướng của trục thì không thay đổi. Trong khi sự dịch chuyển của Trái đất sau nhiều năm là nhỏ so với khoảng cách của Trái Đất đến sao Bắc Cực nên ta luôn thấy trục của nó vẫn hướng về sao này, bất cứ thời điểm nào trong năm, đó là lí do người ta gọi ngôi sao đó là sao Bắc Cực và coi nó là định hướng cho phương Bắc.
Các sao Đông Cực và Tây Cực không thể có vì Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên vị trí các sao trên bầu trời sẽ luôn thay đổi tuần hoàn theo phương Đông – Tây, không thể có một sao cố định để làm sao định hướng.
Sao Nam Cực về lí thuyết là có thể có vì trục Trái đất là trục Bắc – Nam, do đó nó cũng hướng về phía Nam theo một hướng có độ ổn định như hướng Bắc. Tuy nhiên nếu có một ngôi sao như thế thì chỉ những ai đang sống ở Nam Bán Cầu mới thấy được chúng.

B- Trên 1 đỉnh núi, vật nặng tìm được là rất dễ. Chỉ cần buộc 1 đầu dây vào vật nặng, đầu kia buộc vào điểm gốc đo độ thì bạn sẽ xác định được hướng của trọng lực ngay tức khắc, mà hướng của trọng lực thì vuông góc với phương tiếp tuyến Trái Đất. Sau đó đặt thước kẻ hướng về sao Bắc Cực, xoay cho đáy đo độ trùng với thước kẻ. Vì sợi dây là mềm luôn hướng về tâm Trái Đất nên bạn sẽ quá dễ dàng xác định được độ cao của sao Bắc Cực

Trong câu 1 này, hầu hết các bạn trả lời rất hợp lí ý thứ 2 trừ bé Lê Tuấn Khang không có câu trả lời cụ thể
Riêng câu A thì các bạn cũng trả lời tương đối chính xác, nhưng hầu hết các bạn bỏ qua yếu tố "phải ở Nam Bán Cầu mới có thể thấy sao Nam Cực". Trong số những người dự thi chỉ có bạn Vương Văn Hội trả lời đủ ý này và được đủ 8 điểm trong câu 1. Các bạn trả lời chính xác hết nhưng thiếu ý trên đều mất 1 điểm.

Câu 2:
A- nguyên nhân của thủy triều chính là tương tác hấp dẫn của Mặt Trăng lên Trái Đất. Do tính linh động của chất lỏng và diện tích đại dương trên TD là lớn nên lớp nước bị uón cong lên theo hướng của hấp dẫn, đồng thời những vị trí đối diện qua tâm Trái Đất thì chịu lực li tâm nên cũng bị đẩy cao lên.
Đáp án câu này vềcow bản là thế, tôi định up hình vẽ cho chi tiết nhưng chưa có điều kiện, hơn nữa vềcow bản thì tôi vẫn chấm điểm đủ cho các bạn trả lời đủ ý như trên

B- lí do để Mặt Trăng nhiều miệng thiên thạch còn TD thì không là do MT không có lớp khí quyển như Trái Đất, do đó các thiên thạch hầu hết bị đốt cháy trước khi chạm đất, mặt khác diện tích đại dương là lớn nên trong số những thiên thạch vượt qua được khí quyển sẽ có đa số rơi xuống các đại dương hay sông, hồ. Bản thân các lỗ thiên thạch xuất hiện lại bị bào mòn và che lấp dần do các chuyển động khí quyển và các hoạt động khí tượng, địa chất khác như động đất, lở đất, mưa, bão .v.v...

Câu này là 1 câu hỏi kiến thức khá cơ bản nên các bạn đều trả lời chính xác, tuy cũng có bạn không đủ 8 điểm nhưng số điểm bị trừ là không đáng kể.

Câu 3:
Bạn hãy để ý vị trí nào Bán Cầu Bắc của TD hướng về Mặt Trời thì đó chính là ngày hạ chí và chiều chuyển động của Trái Đất là ngược chiều kim đồng hồ nên đáp án hình vẽ là như sau

Chung kết "The Best of VN Astronomer" Tb2

Về câu khái niệm điểm xuân phân và thu phân, hầu hết các bạn trả lời đúng là đó là 2 giao điểm của Hoàng đạo và xích đạo trời, khi Mặt Trời đi qua 1 trong 2 điểm đó, đó là ngày ánh nắng vuông góc với xích đạo và ngày đêm dài bằng nhau.
Tuy nhiên các bạn hầu hết quên 1 ý là cơ sớac lập 2 điểm này, tức là ý nghĩa hình học của nó.
Vì xích đạo trời chính là đường tròn kéo dài của xích đạo Trái Đất lên thiên cầu, trong khi Mặt Trời không chuyển động theo đường này mà chuyển động biểu kiến của nó là theo đường hoàng đạo lệch góc với xích đạo trời. Do đó 2 đường này chỉ có thể cắt nhau tại 2 điểm trên thiên cầu và khi đi qua điểm này Mặt Trời sẽ nằm trên mặt phẳng xích đạo trời nên nó mới vuông góc được với xích đạo.

Câu 4:
Câu này là câu hỏi vật lý. Cách các bạn nói dựa vào sao trên trời hay bóng nắng đều không hiệu quả nếu như trời có mây (giả sử) hoặc thuyền di chuyển quá chậm mắt thường không cách nào phân biệt được sự sai khác. Cái các bạn không để ý chính là khi các bạn chuyển động thì vẫn luôn có gió tạt vào mặt dù trời có gió hay không, cái gió đó thực ra là lực cản không khí
Trong câu này chỉ có 2 bạn trả lời đúng
1 là Nguyễn Nam Hùng với thí nghiệm thả 1 quả bóng bay và nếu không có gió bóng sẽ bay thẳng lên theo phương gần như thẳng đứng, tuy nhiên nếu thuyền chuyển động thì ta sẽ thấy bóng bay ngược về phía chuyển động
2 là Nguyễn Trung Hiếu, bạn Hiếu thì thí nghiệm kém thuyết phục hơn, đó là thuyền có buồm thì căng cánh buồm lên xem buồm căng theo hướng nào thì thuyến đang chuyển động ngược hướng đó. Cách này cứ cho là có sẵn cánh buồm vẫn hạn chế vì nếu thuyền chuyển động chậm thì hiệu ứngnayf sẽ không rõ ràng.

Đáp án của ban tổ chức đơn giản hơn nhiều, đó là cách của các thủy thủ từ hàng trăm năm trước. Họ thường tự thấm nước bọt (hơi mất vệ sinh) vào ngón tay và giơ lên cao xác định hướng gió. Ngược lại khi lạc đường giữa biển, nếu thấy trời không gió họ vẫn dùng cách này để kiếm chứng xem mình đang trôi theo hướng nào. Các nhà hàng hải hiện đại ngày nay đôi khi vẫn dùng cách này.

Câu 5:
Các bạn nhiều người giải thích khá đúng nghịch lí Olberrs. Đó là do các sao sinh ra quá muộn nên chưa đủ thời gian đến với nhau trong khi vũ trụ vẫn đang giãn nở. Mặt khác là cả sự có mặt của vật chất tối
Tuy nhiên lí thuyết quan trọng nhất thì các bạn không nhắc đến hoặc nhắc không rõ ràng, đó là mô hình vũ trụ lạm phát, cho biết có giai đoạn đầu của vũ trụ, toàn bộ khong gian đã được nhân thể tích lên liên tiếp, đẩy các hạt khi đó đã hình thành ra xa nhau hơn cả tốc độ ánh sáng, tuy nhiên không mâu thuẫn với thuyết tương đối hẹp vì đây không phải chuyển động của các hạt mà là do sự nhân rộng của không gian.
Về Đầu Trang Go down
http://www.khvnol.com
Masterwin
Admin
Admin
Masterwin


Nam Tổng số bài gửi : 119
Đến Từ : Việt Nam
Sở Thích : Ăn + Ngủ, vi tính, khoa học, đọc sách, dã ngoại, chat,...
Tính Cách : Vui vẻ, hòa đồng, năng động, thông minh...
Lĩnh Vực Khoa Học : tất cả...
Registration date : 01/01/2008

Chung kết "The Best of VN Astronomer" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chung kết "The Best of VN Astronomer"   Chung kết "The Best of VN Astronomer" Icon_minitimeFri Apr 25, 2008 10:12 pm

Thế là gương mặt nhà thiên văn giỏi nhất Việt Nam cũng sắp lộ diện. Ai sẽ xứng với danh hiệu đó. Các bạn hãy theo dõi trên website www.thienvanvietnam.org

Hoa Hồng Hoa Hồng Hoa Hồng Hoa Hồng ----------------------------------------------------------------------------- lol! lol! lol! lol! lol!
Về Đầu Trang Go down
http://www.khvnol.com
Masterwin
Admin
Admin
Masterwin


Nam Tổng số bài gửi : 119
Đến Từ : Việt Nam
Sở Thích : Ăn + Ngủ, vi tính, khoa học, đọc sách, dã ngoại, chat,...
Tính Cách : Vui vẻ, hòa đồng, năng động, thông minh...
Lĩnh Vực Khoa Học : tất cả...
Registration date : 01/01/2008

Chung kết "The Best of VN Astronomer" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chung kết "The Best of VN Astronomer"   Chung kết "The Best of VN Astronomer" Icon_minitimeMon Apr 28, 2008 9:38 pm

Cuối cùng, gương mặt nhà thiên văn trẻ giỏi nhất Việt Nam cũng đã hiện diện
lol! -------------------------------------------------------------------
Giải nhất - danh hiệu The best of VN Astronomers 2008 do VACA tổ chức: Nguyễn Nam Hùng Hoa Hồng Hoa Hồng Hoa Hồng

Giải nhì: Nguyễn Trung Hiếu Hoa Hồng Hoa Hồng Hoa Hồng

Giải ba: Ngô Đức Thiện Chúc may mắn Chúc may mắn Chúc may mắn
Về Đầu Trang Go down
http://www.khvnol.com
Sponsored content





Chung kết "The Best of VN Astronomer" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chung kết "The Best of VN Astronomer"   Chung kết "The Best of VN Astronomer" Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Chung kết "The Best of VN Astronomer"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Science - Khoa Học VN Online Forum :: Vật Lý (Physical Forum) :: Thiên Văn Học (Astronomy)-
Chuyển đến